LTI /LTIFR MTI / MTIFR Khi tính tần suất sự cố trong một khung thời gian người ta thường tính trong 200.000 giờ làm việc. Vì sao là con số này? Hãy thử tính số giờ làm việc với thông tin sau: Công ty A với số headcount là 1000, mỗi người làm 8giờ/ngày, mổi tháng làm 26 ngày. Ta có phép tính: Số giờ làm việc của công ty A = 1000 x 8 x 26 = 208.000 giờ/tháng. Từ con số này: Ta thấy 200.000 giờ gần tương đương với số giờ làm của 1000 lao động trong 1 tháng. Đây được xem là con số mẫu để so sánh tần suất xảy ra tai nạn giữa các nhà máy. Như vậy: LTIFR = (LTIx Whrs)/200.000 - Tần suất xảy ra tai nạn LTI trong 200.000 giờ làm việc - hay tần suất xảy ra LTI của 1000 lao động trong 1 tháng. Thưc tế có những doanh nghiệp có số lao động thấp hơn hoặc nhiều hơn thì ta có thể chọn giảm hoặc tăng khoảng thời gian tính tần suất sao cho tần suất dễ hình dung nhất. VD: Tác dụng của so sánh tần suất: So sánh giữa các nhà máy trong cùng một tổ chức, cùng ngành. Nó phản ánh khả năng xảy ra tai nạn trong cùng một khoảng thời gian. Chỉ số này mang tính "công bằng" khi so sánh giữa các đơn vị có số lao động khác nhau, doanh nghiệp ít lao động không cảm thấy bị thiệt thòi so với doanh nghiệp đông. Ứng dụng trong công tác quản lý ATVSLĐ: Có nên sử dụng tần suất làm KPI? Nên: Cần chỉ số để đánh giá hiệu quả các hoạt động ATVSLĐ. Hệ thống quản lý ATVSLĐ vững, ổn định. Cần sự so sánh giữa các đơn vị Không nên: Doanh nghiệp chỉ tập trung vào các "giải pháp" phòng ngừa sự cố, lấy các hoạt động là thước đo KPI hơn là các chỉ số đo lường "tai nạn". Doanh nghiệp chưa có hệ thống ổn định. Chưa áp dụng so sánh thi đua giữa các đơn vị.
Một trong các điểm mới rất đáng chú ý của bộ luật có hiệu lực từ 1/1/2022 là việc quy định kiểm soát rác thải sinh hoạt hộ gia đình Mặc dù chưa có hướng dẫn cụ thể và lộ trình thực hiện - có thể thay đổi thói quen tồn tại lâu nay. Hy vọng từ bước đột phá này sẽ mở ra giai đoạn mới cho người Việt có trách nhiệm hơn với chính môi trường sống của mình. https://sites.google.com/view/luatbaovemoitruong